ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH BỆNH ĐỂ NGĂN NGỪA UNG THƯ ĐẠI-TRỰC TRÀNG

Ung thư đại tràng và trực tràng hay Ung thư đại-trực tràng là căn bệnh ung thư phổ biến nhất tại Singapore. Số người mắc bệnh này đang tăng lên và đã trở thành căn bệnh ung thư phổ biến nhất trong những năm gần đây. Xác suất bị ung thư đại-trực tràng của một người trong cuộc đời là xấp xỉ 1 trong 20, và là tỷ lệ cao nhất trên toàn thế giới. Một lượng lớn bệnh nhân vẫn được chẩn đoán mắc bệnh ở giai đoạn sau. Điều tra tình hình bệnh là điều quan trọng vì ung thư đại-trực tràng là một căn bệnh ung thư có thể ngăn chặn được. Người ta tin rằng hầu hết các tế bào ung thư đại tràng hình thành từ các polip. Phát hiện bằng nội soi ổ bụng và loại bỏ các polip làm giảm nguy cơ ung thư đại-trực tràng. Một polip được loại bỏ đồng nghĩa với việc một tế bào ung thư được ngăn chặn.

Tầm soát ung thư đại-trực tràng đã được chứng minh là cứu sống được nhiều mạng người. Ở Mỹ và các nước Bắc Âu, những trường hợp tử vong do ung thư đại-trực tràng đã giảm xuống, và điều này là nhờ có việc tầm soát, phát hiện sớm và ngăn chặn bằng thủ thuật cắt bỏ polip. Tìm hiểu thêm về Ung thư đại tràng và trực tràng

Phương pháp tầm soát

Xét nghiệm máu ẩn trong phân

Kiểm tra xét nghiệm phân đối với một lượng nhỏ máu trong phân. Lượng máu nhỏ trong phân này thường không nhìn thấy được bằng mắt thường. Nếu xét nghiệm phân là dương tính đối với máu, nên nội soi ổ bụng. Nếu xét nghiệm phân cho kết quả bình thường, cần thực hiện xét nghiệm hàng năm.

Chụp hình quang tuyến bằng tia X

Chụp hình quang tuyến là một thủ thuật điều trị được sử dụng để kiểm tra đại tràng thông qua việc chụp X quang trong khi một lượng chất huỳnh quang (hiển thị trên các tia X) sẽ được bơm vào đại tràng. Có thể bơm khí vào trong đại tràng để làm phồng nó lên và cho những hình ảnh tốt hơn. Chụp hình quang tuyến có ít nguy cơ gây ra lỗ thủng so với nội soi đại-trực tràng nhưng vẫn cần chuẩn bị về đường ruột. Cũng cần thực hiện nội soi đại-trực tràng nếu chụp hình quang tuyến xác nhận là dương tính và làm sinh thiết hoặc loại bỏ các polip. Chụp hình quang tuyến không phải lựa chọn điều tra được ưa chuộng hàng đầu.

Nội soi đại-trực tràng

Nội soi đại-trực tràng là một nghiên cứu mang tính chuyên môn khi một ống kính viễn vọng linh hoạt được đưa vào qua hậu môn để kiểm tra trực tiếp lớp bên trong của đại tràng và trực tràng. Có thể làm sinh thiết và loại bỏ các polip thông qua nội soi đại-trực tràng. Cần chuẩn bị đường ruột. Nội soi đại-trực tràng được xem là cách kiểm tra đại tràng và trực tràng chính xác nhất. Đây là một quy trình hết sức an toàn với chỉ một trường hợp biến chứng trong số 1000 trường hợp như chảy máu hoặc có lỗ thủng. Tìm hiểu thêm về Nội soi đại-trực tràng

CT đại tràng (Nội soi đại tràng ảo)

CT đại tràng là kiểm tra đại tràng và trực tràng bằng cách bơm vào đó một lượng nhỏ chất huỳnh quang, sử dụng phương pháp quét CT để thu được những hình ảnh và dùng phần mềm máy tính để xử lý hình ảnh và đưa ra kết quả. Đây là phương pháp kiểm tra bằng hình ảnh tốt nhất hiện có nếu nội soi đại tràng không thích hợp để áp dụng cho bệnh nhân, và theo khía cạnh này thì tốt hơn so với phương pháp chụp hình quang tuyến. Mối quan tâm chủ yếu đối với CT đại tràng là nguy cơ ảnh hưởng của tia phóng xạ, được tích lũy nếu sử dụng phương pháp này nhiều lần. Cần chuẩn bị đường ruột. Cũng cần thực hiện nội soi đại tràng nếu thao tác quét cho kết quả xác nhận dương tính và thực hiện sinh thiết và loại bỏ các polip.

Tại sao cần thực hiện tầm soát?

Người có mức rủi ro trung bình

Ung thư đại-trực tràng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, mặc dù khoảng 90% bệnh nhân ở độ tuổi trên 50. Rủi ro tăng lên theo độ tuổi. Người có mức rủi ro trung bình bao gồm những cá nhân không có họ hàng mắc ung thư đại-trực tràng và không có triệu chứng gì. Đối với những người có mức rủi ro mắc bệnh trung bình, nên tầm soát bệnh ở độ tuổi khoảng 50.

Người có rủi ro gia tăng

Những người có rủi ro mắc ung thư đại-trực tràng cao bao gồm những người có một hay nhiều họ hàng thân cận (thành viên gia đình đời thứ nhất) mắc ung thư đại-trực tràng. Những người có lịch sử bệnh đã bị polip đại-trực tràng hoặc ung thư đại-trực tràng hoặc ung thư vú, niêm mạc tử cung (tử cung) hoặc ung thư buồng trứng có thể có nguy cơ cao hơn so với nguy cơ mắc ung thư đại-trực tràng trung bình. Những người bị bệnh viêm đường ruột cũng có nguy cơ mắc ung thư đại-trực tràng cao hơn.

Khuyến nghị tầm soát Ung thư đại-trực tràng
Nhóm rủi roPhương pháp tầm soátThời gian bắt đầu tầm
soát
Tần suất tầm soát
Rủi ro trung bình
Xét nghiệm máu ẩn trong phânỞ độ tuổi 50Hàng năm
Nội soi đại tràngỞ độ tuổi 5010 năm một lần
CT đại tràngỞ độ tuổi 505 năm một lần
Rủi ro gia tăng
Lịch sử gia đình có người bị ung thư đại-trực tràng trước 60 tuổi
Nội soi đại tràng
10 năm trước khi người họ hàng trẻ tuổi nhất bị ung thư tại thời điểm chẩn đoán hoặc tại độ tuổi 40, tùy vào trường hợp nào đến trước.
5 năm một lần
Lịch sử gia đình có người bị ung thư đại-trực tràng ở độ tuổi trên 60
Nội soi đại tràng
10 năm trước khi người họ hàng trẻ tuổi nhất bị ung thư tại thời điểm chẩn đoán hoặc ở độ tuổi 50, tùy theo trường hợp nào đến trước.
10 năm một lần
Lịch sử bản thân đã từng bị polip đại-trực tràng
Nội soi đại tràng
Cứ 1-3 năm sau khi loại bỏ các polip. Nếu kết quả là bình thường, cần thực hiện nội soi đại tràng 3-5 năm một lần.
 

Lịch sử bản thân đã từng bị ung thư đại-trực tràng

 

Nội soi đại tràng
Một năm sau phẫu thuật
3 năm một lần
 

Lịch sử bản thân đã từng bị ung thư buồng trứng hoặc ung thư niêm mạc tử cung.

 

Nội soi đại tràng
Một năm sau phẫu thuật

Nguồn: Hướng dẫn Thực hành Lâm sàng về Điều tra Ung thư của Bộ y tế Singapore năm 2010.