Táo Bón

Táo bón là một vấn đề phổ biến mà hầu hết chúng ta chắc chắn đã trải qua tại một số thời điểm trong cuộc đời. Đối với phần lớn mọi người, táo bón có nghĩa là khó đi đại tiện hoặc cần phải rặn mạnh. Cố gắng rặn hoặc thói quen đi đại tiện bất thường cũng có thể được hiểu là bị táo bón. Thường xuyên phải rặn để đi ngoài có thể dẫn đến những vấn đề khác như trĩ hoặc nứt hậu môn.

Nguyên nhân gây ra táo bón?

Những khoảng thời gian ngắn bị táo bón là bình thường và nhiều người có thể đã thỉnh thoảng bị táo bón đặc biệt khi đi du lịch hoặc trong quá trình đi Nghĩa vụ quân sự. Nguyên nhân thường gặp bao gồm sự thay đổi trong chế độ ăn, không ăn đủ chất xơ và không uống đủ nước, và quen ngồi một chỗ. Táo bón cũng có thể trở nên tồi tệ hơn khi thường xuyên sao nhãng việc đi đại tiện.

Thói quen đại tiện được xác định bằng những gì bạn ăn vào. Tập thể dục cũng có ích giúp cho đại tràng hoạt động đúng chức năng.

Sử dụng những loại thuốc nhất định có thể gây táo bón

Những loại thuốc như si-rô ho, thuốc giảm đau và thuốc bổ sung sắt có thể gây ra hoặc làm nghiêm trọng thêm tình trạng táo bón. Nếu bạn bị táo bón sau khi uống một loại thuốc mới, tham khảo ý kiến bác sĩ.

Đôi khi, táo bón có thể do các loại thuốc khác như thuốc trị bệnh về tuyến giáp, đột quỵ hay bệnh Parkinson. Những nguyên nhân nghiêm trọng hơn bao gồm việc tăng trưởng hoặc các khu vực thu hẹp trong đại tràng do ung thư đại tràng

Khi nào nên yêu cầu giúp đỡ?

Nếu bạn bị táo bón kéo dài cũng như bất kỳ tình trạng nào được liệt kê dưới đây, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nghiêm trọng hơn:

  • Thay đổi thói quen đi đại tiện
  • Sốt
  • Máu trong phân
  • Giảm cân
  • Huyết cầu thấp
  • U cứng trong dạ dày
  • U cứng trong dạ dày

Xin ý kiến tư vấn của bác sĩ nếu bạn gặp phải một trong những triệu chứng sau. Cụ thể là, nếu một người ở độ tuổi 50 hoặc hơn bị táo bón tiếp diễn, ung thư đại-trực tràng có thể là một điều đáng lo ngại, và tôi khuyên người đó đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Ung thư đại-trực tràng là một căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở Singapore. Bác sĩ của bạn có thể yêu cầu chuyên gia nội soi trực tràng để kiểm tra bên trong đại tràng trước khi điều trị táo bón cho bạn.

Điều trị táo bón như thế nào?

Nhiệm vụ quan trọng của một bác sĩ là xác định nguyên nhân táo bón và điều trị chính xác. Đó không chỉ là kê đơn thuốc nhuận tràng. Nhiều bệnh nhân bị táo bón có thể được điều trị thành công. Mọi người nên có một chế độ ăn uống đều đặn. Nếu bạn không ăn nhiều rau quả trong bữa ăn, hãy ăn thêm chất xơ. Thực phẩm có nhiều chất xơ gồm có rau quả cũng như cám gạo, bột mì và gạo chưa tinh chế.

Uống khoảng 8 ly nước mỗi ngày. Tăng cường tập thể dục cũng giúp tăng chức năng ruột. Một đợt điều trị bằng thuốc nhuận tràng nhẹ cũng có thể cần thiết để điều chỉnh chức năng ruột.

Bạn có biết?
  • Ở Singapore, cứ 10 người thì có hơn 1 người bị táo bón.
  • Số lần bạn vào nhà vệ sinh để đi ngoài “thông thường” là không xác định. Nó có thể thay đổi tùy người, bất cứ trường hợp nào từ ba lần mỗi ngày cho tới ba lần mỗi tuần có thể là bình thường.
  • Thực sự bạn không cần đi ngoài ít nhất mỗi lần một ngày. Tư tưởng sai lệch này có thể dẫn tới việc sử dụng thuốc nhuận trang một cách không cần thiết.
  • Không đi ngoài không dẫn tới việc “chất độc” bị giữ lại trong cơ thể.
  • Một người bị táo bón nặng, ăn quá nhiều chất xơ có thể làm tình trạng táo bón xấu thêm!
Ngăn ngừa là tốt nhất

Thường thì thay đổi chế độ ăn và lối sống là tất cả những gì chúng ta cần làm để ngăn ngừa táo bón. Một chế độ ăn cân bằng với đầy đủ chất xơ và chất lỏng sẽ giúp đảm bảo sức khỏe tốt toàn diện về lâu về dài. Tập thể dục thường xuyên cũng mang lại lợi ích, không chỉ cho tim mà còn giảm táo bón!